7 bí kíp đòi nợ – khó cỡ nào cũng phải trả
Đòi nợ là hành động, nếu không khéo léo có thể phá vỡ tình cảm. Phải làm sao đòi nợ cho khéo léo, lịch sự, phải ứng xử với con nợ chây lì như thế nào...cùng khám phá 7 bí kíp từ cafetaichinh.com
- February 19, 2021
Tình huống cho vay tiền nhưng không có giấy tờ đảm bảo, cho vay vì..tình cảm, để rồi gặp phải những con nợ chây lì, hẹn lần lữa hoặc thậm chí có ý định quỵt nợ là tình huống bất kì ai trong chúng ta cũng không muốn gặp phải. Nếu chẳng may vướng phải những tình huống khó xử như vậy, Cafétaichinh mách bạn bí kíp đòi nợ cao thủ, để áp dụng trong nhiều trường hợp nhé!
Đối với những người có khả năng trả nhưng trả chậm và bạn cũng không muốn làm mất lòng đôi bên
Đây là những đối tượng nợ vẫn có khả năng trả cho bạn, nhưng không biết vì lý do gì mà trả rất chậm, nhắc mới trả. Bạn không muốn sử dụng những biện pháp quá cứng rắn, làm mất tình cảm giữa đôi bên mà vẫn muốn thu hồi nợ nhanh, đầy đủ. Sau đây là những chiêu bạn có thể tham khảo:
1.Nhắc nhở đòi nợ nhẹ nhàng
Cách này chủ yếu đánh vào sự tự ý thức, bạn nên nói khéo, đề cập đến việc trả nợ một cách tế nhị. Ví dụ có thể chủ động liên lạc, đi cà phê hay gọi điện thoại “kể khổ” về việc dạo này trong nhà bạn có việc cần phải chi tiền, mà lại không đủ tiền xoay sở. Nếu người nợ là người có ý thức và hiểu chuyện họ sẽ tự động hiểu là bạn đang nhắc đến khoản nợ kia. Trong trường hợp đối phương tỏ ra lảng tránh vấn đề, “ vô tình quên” khoản nợ, tốt hơn hết nên nhắc lại một cách thẳng thắn, nhẹ nhàng.
2. Gợi ý chia nhỏ khoản nợ để trả góp:
Cụ thể hóa việc trả nợ bằng một kế hoạch trả nợ, chia nhỏ khoản nợ ra để người nợ có thể dần trả. Cách này có thể giảm đi gánh nặng cho người nợ trong trường hợp họ thật sự không thể trả toàn bộ khoản vay trong một lần, đồng thời cũng là tự giúp bạn có thể lấy lại tiền cho mình. Lưu ý cả hai cần sự thống nhất và cam kết rõ ràng với nhau về các mốc thời gian trả nợ. Nếu được bạn nên đề nghị đối phương ký vào một bản cam kết ghi rõ thời gia, số tiền sẽ trả để đảm bảo việc trả nợ được thực hiện đúng.
3. Quy đổi khoản nợ ra thành những thứ khác
Nếu đối phương thật sự chưa có khả năng trả nợ, bạn có thể đề xuất họ dùng một tài sản có giá trị tương đương để thay thế. Việc đề cập đến món đồ này nên được nói thật khéo léo, tự nhiên. Ví dụ bạn có thể tình cờ khen ngợi về một món đồ của người vay nợ vài lần. Người vay có thể liên kết hai việc này với nhau và đồng ý tra nợ bằng món đồ đó cho bạn.
Trong trường hợp người nợ là người có chuyên môn trong lĩnh vực nào đó, bạn cũng có thể yêu cầu họ làm việc cho bạn để khấu trừ tiền công vào khoản nợ. Cách này tương đối mới, nhưng cũng là một cách tạo điều kiện trả nợ đầy thiện chí, hai bên cùng có lợi. Khi đối phương đồng ý làm việc cho bạn, cũng nên ghi rõ bằng một bản hợp đồng.
4. Nhờ người thân con nợ giúp bạn
Nếu bạn biết bất kì ai thân thiết với người vay nợ, bạn có thể “vô tình” đề cập đến những khó khăn tài chính mà con nợ đang gặp trước mặt người thân, đưa ra một vài ẩn ý về việc bạn đang rất trông chờ việc thu hồi khoản tiền nợ. Đây là một cách hay để gây áp lực cho người vay, đặc biệt khi họ cố tình quên, hết lần này đến lần khác không trả nợ cho bạn, những người bên cạnh họ có thể hỗ trợ bạn nhắc nhở.
Đối với những đối tượng muốn quỵt nợ:
Đến nước này thì bạn đã xác định đây là những đối tượng có tiền để trả nhưng không hề muốn trả hoặc hoàn toàn không có khả năng chi trả. Đối với những đối tượng này những cách nhẹ nhàng, lịch sự không có hiệu quả, buộc bạn phải sử dụng những cách cứng rắn hơn.
5. Bốc phốt hạ uy tín con nợ
Với cách này bạn có thể công khai về đối tượng thiếu nợ mình với những người xung quanh, xuất hiện đòi nợ nhiều lần ở nơi công tác, lân la nói chuyện với đồng nghiệp khách hàng của con nợ. Thậm chí đăng một bài bóc phốt lên facebook, kể về hành vi vay nợ không chịu trả của người này. Việc bị mọi người dị nghị, ảnh hưởng đến công việc uy tí cá nhân có thể tạo thành áp lực lớn buộc họ phải trả nợ cho bạn.
6. Đến nhà đòi nợ trực tiếp
Bạn trực tiếp đến thẳng nhà của con nợ, gặp gia đình, người thân, bố mẹ, vợ/ chồng của con nợ để nói rõ về việc thiếu nợ. Kiên trì đến vài lần, kể lể than thở rằng bạn rất cần tiền, tin rằng bạn sẽ sớm thu lại được tiền của mình.
7. Khởi kiện
Khi đã làm đủ mọi cách nhưng con nợ vẫn cứng đầu nhất quyết không chịu trả bạn nên thu thập chứng cứ để lập hồ sơ khởi kiện. Nếu ban đầu cho vay hai bên không có ký giấy cho vay, bạn vẫn có thể thu thập chứng cứ chứng minh có tồn tại việc vay tiền bằng cách ghi âm cuộc gọi, cuộc nói chuyện (Tham khảo cách viết giấy vay tiền chuẩn và đầy đủ thông tin nhất trong bài viết sau). Đảm bảo là người vay có chủ động đề cập đến khoản vay và thời gian trả nợ.
Kết luận
Trên đây là một số cách hiệu quả giúp bạn đòi được nợ. Khi áp dụng những cách này bạn nên linh hoạt ứng biến tùy đối tượng, không phải đối tượng nào cũng chỉ qua vài lời nhắc nhở nhẹ nhàng là trả sạch nợ cho bạn. Cũng như khi bạn áp dụng những cách đòi nợ cứng rắn thì xác định rằng hòa khí, tình cảm đôi bên không còn nữa.
Dù sử dụng cách thức nào để lấy về khoản tiền của mình, hãy nhớ là không việc gì phải e sợ khi yêu cầu người khác trả nợ. Bạn là người cho mượn tiền, cho vay nợ thì bạn luôn nắm “kèo trên”, cứ giữ một tâm lý vững chắc, một thái độ rõ ràng sòng phẳng khi nói chuyện với người vay.
Bạn chưa đủ điều kiện vay các công ty tài chính? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé