Nợ Công là gì? Những sự thật về nợ công mà bạn chưa biết
Nợ công thường được xem là gánh nặng mà các các thế hệ tương lai phải gánh, nhưng mọi thứ đều có mặt lợi và hại. Nợ công cũng có thể trở thành đòn bẩy tài chính xây dựng đất nước nếu sử dụng đúng cách.
- May 3, 2021

Nợ công – cụm từ thường được nhắc tới trong các bản tin kinh tế, xuất hiện trong các dòng tít như “Nợ công ngày càng tăng – Thanh Niên” , “Giải thoát tình thế ‘căng như dây đàn’, kéo nợ công về mức an toàn – Vietnamnet“. Trong quá trình phát triển đất nước, khi các khoản thu thuế, phí không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thì chính phủ sẽ cần huy động nguồn vốn trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ làm hình thành nợ công. Vậy thực sự thì nợ công là gì? Nợ công có những hình thức nào và ảnh hưởng của nợ công đối với sự phát triển kinh tế ra sao; hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết tóm gọn sau.
Nợ công là gì?
Hãy cùng tìm hiểu một ví dụ minh họa dễ hiểu về nợ công như sau: Một chính phủ thu thuế được 8 đồng, tuy nhiên việc xây đường xá, bệnh viện, đầu tư kinh tế cần đến 10 đồng vốn, vì vậy sẽ bị thiếu 2 đồng. Lúc này, chính phủ có 2 lựa chọn chủ yếu: Đầu tiên có thể nghĩ đến phương án in thêm tiền để bù vào 2 đồng bị thiếu. Việc in tiền, thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản vì nhà nước kiểm soát việc in tiền, muốn in bao nhiêu tùy thích nhưng thực ra nếu kiểm soát không tốt việc in tiền sẽ sinh ra lạm phát, khiến giá cả hàng hóa tăng cao.
Vì vậy chính phủ có thể chọn giải pháp thứ hai, đó là đi vay mượn từ các nước, tổ chức khác trên thế giới, các khoản vay đó được tính vào nợ công của quốc gia.
Theo định nghĩa chính thống: Nợ công hay còn có tên khác là nợ chính phủ, là tổng các khoản tiền Chính phủ đi vay, nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách . Nợ công gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài với các loại nợ ngắn hạn với thời gian 1 năm trở xuống, nợ trung hạn từ 1 năm đến 10 năm và nợ dài hạn trên 10 năm.
Thực ra có thể tính thêm hình thức huy động vốn thứ 3 của chính phủ đó là huy động tiền ngoại tệ và vàng người dân đang tích trữ thông qua việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ vàng…tuy nhiên hình thức này chưa phổ biến vì lãi suất không hấp dẫn mấy. (Tham khảo: Trái phiếu chính phủ ế – VnEconomy)
Các hình thức vay nợ của chính phủ
Việc vay nợ của chính phủ có 2 hình thức phổ biến:
- Phát hành trái phiếu chính phủ: Chính phủ có thể phát hành trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ để thực hiện vay tiền từ các tổ chức hay cá nhân. Đối với hình thức phát hành bằng nội tệ thì không có rủi ro tín dụng vì chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền để thực hiện hiện việc thanh toán gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Đối với trái phiếu do chính phủ phát hành bằng ngoại tệ có rủi ro tín dụng vì có thể chính phủ không đủ ngoại tệ để thanh toán, mặt khác còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
- Vay trực tiếp: Chính phủ có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác.
Theo tham khảo từ Bản tin nợ công của Bộ tài chính, các chủ nợ chủ yếu của Việt Nam hiện nay là:
Song Phương: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức
Đa Phương: ADB, WB
Các tổ chức chủ nợ được nêu tên bao gồm:
Nợ công có lợi hay có hại?
Năm 2021, nợ công tại Việt Nam được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 4 triệu tỉ đồng. Con số này rất khủng này khiến nhiều người chưa rõ có gì trong khoản nợ đó, hay việc chúng ta mắc nợ nhiều đến như vậy có lợi hay có hại gì, hãy cùng xem những phân tích sau:
Nợ công có nguy hiểm không?
Điều trước tiên, nếu theo lẽ thường có lẽ không ai thích “mang nợ” trong mình, những mặt hại của nợ công có thể dễ dàng được nhìn thấy như:
- Phải trả lãi cao: Nếu như trước đây, Việt Nam được nhận các khoản vay ưu đãi vì nằm trong danh sách các nước nghèo, kém phát triển thì nay với nền kinh tế đã chạm mốc của các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình tại châu Á, Việt Nam sẽ không còn được hưởng các khoản vay lãi suất tốt nữa.
- Nguy cơ tham nhũng: Mỗi khoản vay đều lên tới chục triệu/tỉ đô, nếu khoản vay không được kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng, tiến độ sử dụng vốn, có thể dẫn đến tham nhũng hay thất thoát nguồn tiền.
- Làm thuế tăng cao: Một trong những cách để tăng ngân sách chi trả cho các khoản nợ công là tăng thuế, lúc đấy người dân sẽ phải chịu áp lực tài chính nhiều hơn để đóng góp cho ngân sách trả nợ.
- Nguy cơ bẫy nợ công: Khi cho các chính phủ vay, lãi suất chỉ là một phần trong thỏa thuận; các chủ nợ có thể cài thêm các điều khoản “khó đỡ” khác vào khoản vay, khiến bên vay không kịp trở tay và mắc vào bẫy nợ công. Trừ các chủ nợ thuộc các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới IMF, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) lập ra với mục đích minh bạch là hỗ trợ các gói vay giúp phát triển kinh tế các quốc gia; các chủ nợ thuộc các Quốc gia khác có thể “đính kèm” lợi ích chính trị, quân sự vào trong khoản vay. (Xem Srilanka đã phải “gán nợ” cảng biển của mình cho Trung Quốc như thế nào)
Bẫy nợ công
Thoả thuận vay và cho vay được coi là bẫy nợ khi có đủ bốn yếu tố. Đầu tiên các khoản vay hạn mức lớn. Thứ hai, lãi suất cao. Thứ ba, khoản vay phải trả trong thời gian ngắn (10-15 năm), không bao gồm điều khoản ân hạn. Mục đích khoản vay dùng để phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng (khả năng thu hồi vốn chậm, dễ bị trì hoãn tiến độ). Việc thu hồi vốn chậm có thể dẫn đến việc quốc gia mất khả năng trả nợ. Một khi các quốc gia không thể trả được nợ sẽ phải dùng các tài sản khác để “gán nợ” (bán tài nguyên giá rẻ, ủng hộ xu hướng chính trị của chủ nợ, gán đất đai, tài sản khác…)
Lợi ích khi chính phủ vay nợ công
Khi muốn khởi nghiệp làm ăn, mua nhà, mua xe thông thường sẽ có ít người có đủ vốn để tự xoay sở từ A đến Z, thay vào đó đa số sẽ chọn cách đi vay tiền, để có được nguồn vốn tức thời; từ đó có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu. Tiền là đòn bẩy, là động lực phát triển kinh tế. Đối với việc vận hành đất nước cũng sẽ như vậy. Khi chính phủ chấp nhận đi vay từ nước ngoài, thì chắc hẳn đã có sẵn những kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay cũng như kế hoạch thu ngân sách để trả nợ. Nhìn về mặt tích cực, nợ công có thể giúp mang lại những lợi ích sau:
- Nợ công giúp tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng, gia tăng năng lực sản xuất kinh tế. Hãy tưởng tượng một dự án cơ sở hạ tầng như xây một cây cầu mới hoặc một sân bay mới , nếu Chính phủ không vay tiền, thì dự án sẽ không thể được xây dựng cho đến khi tích lũy đủ tiền thuế để có thể bắt đầu dự án, điều này có thể kéo dài hàng chục này. Nhưng nếu Chính phủ được phép vay tiền và sau đó trả hết khoản vay trong thời gian nhiều năm, thì có thể bắt đầu xây dựng nhanh chóng, làm thúc đẩy nền kinh tế, tạo thêm việc làm và kích thích người dân chi tiêu (Sân bay, cầu đường giúp kích cầu di chuyển, du lịch, trao đổi vận chuyển hàng hóa) .
- Nếu biết tận dụng tốt nguồn hỗ trợ từ nước ngoài, chính phủ có thể thúc đẩy hoạt động ngoại giao và hợp tác song phương.
Tình hình nợ công của Việt Nam hiện tại như thế nào?

Tính đến tháng 05,2021, nợ công của Việt Nam đạt 423 tỷ USD, nếu chia cho bình quân đầu người mỗi người dân sẽ gánh khoản 100 triệu tiền nợ công. Khoản tiền này sẽ được chi trả thông qua việc đóng thuế, phí cho chính phủ.
Kiến thức thú vị: Nếu bạn thắc mắc về tổng số nợ công của quốc gia cũng như mỗi người dân Việt Nam sẽ cần gánh bao nhiêu tiền; có một website Đồng hồ nợ công luôn cập nhật dữ liệu 24/7 để giải đáp câu hỏi đó. Mô hình đồng hồ nợ công này được mô phỏng theo một phiên bản có thật tại New York, Mỹ
Bạn chưa đủ điều kiện vay các công ty tài chính? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé