Những câu hỏi về các ngân hàng “Quá lớn để sụp đổ” (Too big to fail banks)

"Ngân hàng quá lớn để sụp đổ" (Too Big To Fail Banks) được định nghĩa là tổ chức tài chính có quy mô và mức độ liên kết với hệ thống tài chính rộng lớn đến mức sự sụp đổ của chúng sẽ gây ra thảm họa kinh tế lan rộng.
tbtf

Mục lục

“Bạn hoặc là chết như một anh hùng, hoặc sống đủ lâu để trở thành kẻ ác.”

Câu nói đầy ám ảnh của Harvey Dent trong bộ phim “The Dark Knight” tuy ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, cảnh tỉnh về sự tha hóa, biến chất, đặc biệt là khi ta sở hữu quá nhiều sức mạnh và quyền lực. Câu nói này có thể được áp dụng cho hệ thống ngân hàng, cụ thể là khi nhắc đến những ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” (Too big too fail). Hãy cùng Café Tài Chính tìm hiểu xem các ngân hàng TBTF có gì đặc biệt mà lại quá quan trọng với nền kinh tế một quốc gia đến như vậy?

Ngân hàng Quá Lớn Để Sụp Đổ (Too Big To Fail Banks - TBTF) là gì?

"Ngân hàng quá lớn để sụp đổ" (TBTF) được định nghĩa là tổ chức tài chính có quy mô và mức độ liên kết với hệ thống tài chính rộng lớn đến mức sự sụp đổ của chúng sẽ gây ra thảm họa kinh tế lan rộng.

Thực tế chưa có một định nghĩa hay tiêu chí thống nhất trên toàn cầu để xác định một ngân hàng như thế nào sẽ được gọi là “Quá lớn để sụp đổ”, tuy nhiên ta có thể tham khảo một số yếu tố sau đây để đánh giá xem một ngân hàng được xếp vào nhóm này hay không:

Quy mô: Ngân hàng TBTF thường là những “ông lớn” trong thị trường tài chính, sở hữu khối tài sản khổng lồ, mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước và chiếm thị phần đáng kể. Tuy không có danh sách chính thức nhưng những cái tên như Big 4 quốc doanh: Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank và ngân hàng tư như Techcombank, VPBank, đều là những có thể có thể lọt nhóm TBTF ở Việt Nam

Mức độ liên kết với các tổ chức tài chính khác, doanh nghiệp và cả Chính phủ: Những liên kết này có thể thông qua các khoản vay, đầu tư hoặc đơn giản là khối lượng giao dịch khổng lồ mà các ngân hàng xử lý. Sự đổ vỡ của một ngân hàng TBTF có thể làm gián đoạn các kết nối này và gây ra hiệu ứng domino, làm tê liệt toàn bộ hệ thống tài chính.

Tính hệ thống: Ngân hàng TBTF đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành trơn tru của hệ thống tài chính. Chúng có thể là những tổ chức cung cấp khoản vay chính cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, hoặc là những “nhân tố chủ chốt” trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính. Sự sụp đổ của chúng sẽ làm gián đoạn dòng tín dụng và các dịch vụ tài chính thiết yếu.

Bảo lãnh của Chính phủ: Thông thường, có một sự mặc định ngầm rằng Chính phủ sẽ can thiệp để ngăn chặn một ngân hàng TBTF sụp đổ, tránh những hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của một vụ phá sản. Chính phủ có thể giải cứu ngân hàng bằng tiền thuế  hoặc thực hiện các biện pháp khác để ổn định ngân hàng đó.

 

Ngân hàng TBTF ở tầm toàn cầu

Theo phân loại của Ủy ban ổn định tài chính FSB (Financial Stability Board), danh sách top các ngân hàng TBTF tầm cỡ nhất thế giới được gọi là nhóm G-SIB (Global Systemically Important Banks) được bắt buộc đáp ứng theo các tiêu chí: Yêu cầu vốn dự phòng cao, Khả năng chịu lỗ,  khả năng xử lý khủng hoảng, chịu kiểm soát gắt gao hơn. Nhóm này bao gồm:

JP Morgan Chase, Bank of America, Citigroup, HSBC, Agricultural Bank of China, Bank of China, Barclays, BNP Paribas, China Construction Bank, Deutsche Bank, Goldman Sachs, Industrial and Commercial Bank of China, Mitsubishi UFJ FG, UBS, Bank of Communications (BoCom), Bank of New York Mellon, Groupe BPCE, Groupe Crédit Agricole, ING, Mizuho FG, Morgan Stanley, Royal Bank of Canada, Santander, Société Générale, Standard Chartered, State Street, Sumitomo Mitsui FG, Toronto Dominion, Wells Fargo.

 

Ngân hàng TBTF vẫn có thể sụp đổ?

Mặc dù đa số các ngân hàng TBTF (quá lớn để sụp đổ) được cho là có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn đến mức sự sụp đổ của nó sẽ gây ra thảm họa cho hệ thống tài chính, tuy nhiên, không có gì là chắc chắn, và ngân hàng TBTF vẫn có thể sụp đổ (Credit Suisse, Lehman Brothers là ví dụ gần đây nhất). Dưới đây là một số lý do khiến ngân hàng TBTF có thể gặp nguy hiểm:

  1. Hoạt động rủi ro: Một số ngân hàng TBTF có thể tham gia vào các hoạt động đầu tư rủi ro cao để kiếm lợi nhuận (như phát hành các khoản vay dưới chuẩn, giao dịch trái phiếu vô tội vạ).Nếu các khoản đầu tư này thất bại, ngân hàng có thể gặp tổn thất lớn và dẫn đến nguy cơ sụp đổ.
  1. Quản lý yếu kém: Nếu ban lãnh đạo ngân hàng TBTF thiếu năng lực hoặc không có chiến lược quản lý hiệu quả, ngân hàng có thể gặp rủi ro. Ví dụ, việc quản lý rủi ro kém có thể khiến ngân hàng dễ bị tổn thương trước các cú sốc tài chính.
  1. Khủng hoảng kinh tế: Trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, giá trị tài sản của ngân hàng TBTF có thể giảm mạnh, dẫn đến nguy cơ phá sản. Khủng hoảng kinh tế cũng có thể khiến người dân rút tiền gửi hàng loạt và bán cổ phiếu của ngân hàng, khiến ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, giảm giá trị vốn hóa.

Ngân hàng TBTF sụp đổ gây ra hậu quả gì?

image fx a closeup photo of a bank building with caut

Trong trường hợp ngân hàng TBTF sụp đổ, như một chuỗi domino liên kết nhau có thể gây ra rủi ro cho cả nền kinh tế, ảnh hưởng đến cả tiền gửi của người dân và hoạt động cho vay của doanh nghiệp. Ví dụ như

  1. Ảnh hưởng đến tiền gửi của người dân: Khi một ngân hàng TBTF sụp đổ, niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính sẽ bị ảnh hưởng. Họ có thể lo lắng về sự an toàn của tiền gửi và rút tiền hàng loạt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản, khiến hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.Trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng có thể phá sản và người dân có thể mất một phần hoặc toàn bộ tiền gửi.
  1. Ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của doanh nghiệp: Ngân hàng TBTF đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Khi một ngân hàng TBTF sụp đổ, nguồn cung vốn cho doanh nghiệp sẽ bị giảm đi. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến việc giảm sản xuất, sa thải nhân viên và tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Cũng có ý kiến cho rằng, vì sao các nhà quản lý lại để các ngân hàng phát triển quá lớn như vậy, sự phát triển đó đi kèm rủi ro lớn mà họ không có động thái ngăn cản sự bành trướng đó, chia nhỏ rủi ro? Tuy nhiên việc quản lý không đơn giản như vậy vì phải cân nhắc các yếu tố như:

  1. Lợi ích của quy mô lớn, tối đa hóa hiệu suất kinh tế: Các ngân hàng lớn có thể tận dụng quy mô để cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn, cũng như có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính đa dạng khác nhau, từ cho vay đến giao dịch chứng khoán và quản lý tài sản. Điều này giúp họ thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với các ngân hàng nhỏ.
  2. Khó khăn trong việc chia nhỏ rủi ro do liên kết hệ thống chằng chịt và khó kiểm soát: Các ngân hàng lớn thường liên kết mật thiết với nhau thông qua giao dịch và tài sản chung. Chia nhỏ rủi ro từ một ngân hàng lớn có thể khó khăn do sự phụ thuộc này. Ngoài ra việc chia nhỏ một ngân hàng lớn thành các phần nhỏ hơn đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ và quản lý hiệu quả. Điều này không phải lúc nào cũng nói dễ hơn làm.

Chính phủ toàn cầu đang làm gì để giảm thiểu rủi ro

Để giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro các ngân hàng TBTF sụp đổ, chính phủ và các cơ quan tài chính trên khắp thế giới đã áp dụng một loạt biện pháp để ngăn chặn:

  1. Hạn chế hậu quả từ sụp đổ: Các cơ quan tài chính công bố kế hoạch hạn chế hậu quả từ sự sụp đổ của các ngân hàng lớn, như việc đảm bảo người gửi tiền có quyền tiếp cận tiền gửi của họ trong thời gian ngắn sau khi ngân hàng sụp đổ.
  2. Chấp nhận tài sản thế chấp: Thay vì định giá tài sản theo thị trường, các cơ quan tài chính chấp nhận tài sản thế chấp ngang giá, cho phép các ngân hàng vay vốn mà không phải bán lỗ tài sản.
  3. Giám sát nghiêm ngặt: Các cơ quan quản lý tài chính theo dõi chặt chẽ các diễn biến và rủi ro tài chính tiềm ẩn từ sự sụp đổ của các ngân hàng TBTF.
  4. Tăng lãi suất: Một số ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất để kiểm soát rủi ro và ổn định hệ thống tài chính.
  5. Tối đa hóa thu hồi tài sản: Các biện pháp bám sát thị trường và thanh lý nhanh gọn được áp dụng để thu hồi tài sản từ các ngân hàng bị sụp đổ .

Tuy nhiên, việc ngăn chặn sự sụp đổ của các ngân hàng TBTF vẫn là một thách thức lớn, và các biện pháp này không đảm bảo hoàn toàn hiệu quả. Việc duy trì sự ổn định trong hệ thống tài chính vẫn đòi hỏi sự cân nhắc và quản lý cẩn thận từ các cơ quan chính phủ và ngân hàng trung ương trên toàn cầu.