Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có nên đầu tư không?

Khi lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng không còn đủ hấp dẫn, chứng chỉ tiền gửi với ưu điểm lãi suất cao hơn là một kênh đầu tư tích lũy an toàn rất đáng cân nhắc
CCTG

Để sinh lợi nhuận, thay vì chọn hình thức gửi tiết kiệm hưởng lãi suất 5%-7%, hiện tại có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau để bạn chọn lựa với mức lãi suất hấp dẫn hơn. Nếu là người thích “liều ăn nhiều” bạn có thể chọn các hình thức đầu tư có mức rủi ro và lợi nhuận cao như đầu tư coin hoặc giao dịch cổ phiếu. Ngược lại, nếu không có kinh nghiệm, không có đủ thời gian tìm hiểu giao dịch tài chính bạn có thể cân nhắc hình thức đầu tư Chứng chỉ tiền gửi, một sản phẩm đầu tư với những ưu điểm vượt trội về lợi nhuận và tính an toàn có thể thay thế hình thức gửi tiết kiệm truyền thống

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là một sản phẩm do các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành, có chức năng chứng nhận người sở hữu đã gửi một khoản tiền vào ngân hàng.

Chứng chỉ tiền gửi quy định rằng tổ chức tài chính đảm bảo sẽ chi trả khoản tiền gửi kèm theo lãi suất theo thỏa thuận. Ngược lại, người sở hữu chứng chỉ tiền gửi cần cam kết gửi tiền trong thời hạn đúng như thỏa thuận. Người sở hữu chứng chỉ tiền gửi có quyền cho, tặng hoặc chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi theo điều khoản quy định bởi tổ chức phát hành.

Screenshot 2

Chứng chỉ tiền gửi còn có các tên gọi tiếng Anh là Certificate of Deposits hay viết tắt là CDs

Các loại chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi về cơ bản có thể được phân làm ba loại chính như sau:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Có ghi tên người sở hữu. (Có thể chuyển nhượng, bán lại được)
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Không ghi tên chủ sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc sở hữu của người đang nắm giữ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Không thể dùng để chuyển nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.

Chứng chỉ tiền gửi do ai phát hành?

Theo quy định của NHNH Việt Nam, các tổ chức tín dụng sau có thể phát hành Chứng chỉ tiền gửi:

1. Ngân hàng thương mại.

2. Ngân hàng hợp tác xã.

3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Mệnh giá

Mệnh giá tối thiểu của chứng chỉ tiền gửi theo quy định là 100,000đ. Tùy ngân hàng và tùy đợt phát hành sẽ có những mệnh gía khác nhau dao động từ 10 triệu – 100 triệu đồng.

Lãi suất

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi nhìn chung sẽ cao hơn gửi tiết kiệm thông thường, dao động từ 8%-10% cho kì hạn 12-60 tháng. Cafetaichinh có tổng hợp một số sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi nổi bật để bạn tham khảo:

 Kỳ hạn (tháng)Lãi suất (%/năm)
Ngân hàng MSB (Lãi suất tối thiểu, chưa bao gồm lãi suất liên kết trả thêm)66.8%
127.3%
187.7%
Ngân hàng Sacombank848.6%
Ngân hàng Bản Việt249.5%
369.8%
4810.0%
6010.2%
Ngân hàng ABBankk608.73%
Ngân hàng SHB186.7%
246.8%
727.3%

Mẹo: Thông thường các chứng chỉ tiền gửi có lãi suất tốt sẽ bị ràng buộc về thời gian và mệnh giá tiền gửi lớn, từ 100 triệu. Nếu không có đủ tiền để mua, bạn vẫn có thể mua lẻ “một phần” của chứng chỉ tiền gửi thông qua app Infina và tận hưởng lãi suất tốt. Hiện tại Infina đang cung cấp sản phẩm chứng chỉ tiền gửi của Vietcredit, lãi suất 8.2% cho kì hạn 339 ngày

8ecd91d62870da2e8361

Ưu điểm và nhược điểm

Chứng chỉ tiền gửi có đặc điểm nổi bật là lãi suất cao và kỳ hạn gửi dài (so với hình thức gửi tiết kiệm truyền thống), tuy nhiên, kèm theo ưu thế về lợi nhuận, các tổ chức tài chính sẽ có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ hơn về điều kiện thời gian tất toán, khả năng rút tiền trước hạn. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm đầu tư có độ an toàn cao, không có rủi ro vì chỉ có các tổ chức tài chính được Ngân hàng nhà nước công nhận mới có thể phát hành.
  • Tiền gốc và lãi được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền, tương tự hình thức gửi tiết kiệm.
  • Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các sản phẩm gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn.
  • Người mua có thể “cầm cố”, chuyển nhượng hoặc bán giấy tờ có giá trị để vay vốn vô cùng linh hoạt.

Nhược điểm

  • Người mua thường bị ràng buộc cam kết không được thanh toán trước hạn.
  • Tính thanh khoản không cao vì không thể rút tiền trước hạn.
  • Một số chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá cao, từ 100 triệu, không phù hợp cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo đợt, không phải dạng sản phẩm có sẵn quanh năm.

So sánh chứng chỉ tiền gửi và gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Screenshot 3

Hiện tại có hơn 70% người dân Việt Nam vẫn xem gửi tiết kiệm tại ngân hàng là lựa chọn ưa thích nhờ vào tính thanh khoản cao (rút tiền bất kỳ lúc nào), kỳ hạn linh hoạt, ít rủi ro nhưng mặc hạn chế là gửi tiết kiệm chỉ nhận được lãi suất lại thấp so với các kênh đầu tư khác. Người gửi tiền thường nhận được mức lãi suất 4,3–8% một năm tuỳ từng kỳ hạn, số tiền và ngân hàng.

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau để hiểu và phân biệt được các đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm:

Các yếu tốGửi tiết kiệmChứng chỉ tiền gửi
Lãi suấtTùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay khoảng 6 – 7%.Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn ở trung và dài hạn, dao động từ 7%-9%. 
Kỳ hạnKỳ hạn linh hoạt từ 1 cho đến 60 thángĐa số có kỳ hạn dài hơn;Từ 6 đến 84 tháng.
Tính thanh khoảnKhách hàng có thể rút tiền trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.Thông thường khách không được rút trước hạn.
Tính sẵn cóQuanh nămTheo đợt phát hành
Mức tiền yêu cầu tối thiểuKhông cóDao động từ 10 triệu -100 triệu

Khi nào nên mua chứng chỉ tiền gửi?

Với đặc điểm lãi suất của chứng chỉ tiền gửi cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm thông thường tại ngân hàng chứng chỉ tiền gửi là một kênh đầu tư rất đáng chọn lựa. Nhưng trước khi quyết định đầu tư, bạn cần cân nhắc kỹ vì kỳ hạn sẽ dài hơn và thường sẽ không được rút vốn trước hạn linh hoạt như sổ tiết kiệm. Điều này có thể dẫn đến khả năng hụt vốn nếu bạn cần tiền để đầu tư hoặc chi tiêu gấp. Vì vậy kênh đầu tư này sẽ phù hợp hơn với những khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi trung và dài hạn tối thiểu từ 12 tháng trở lên.

Quy định thông tin trên Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi hợp lệ phải bao gồm các nội dung sau:

a) Tên tổ chức phát hành;

b) Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;

c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

h) Đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

i) Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Bạn cần hỗ trợ tài chính nhanh gọn?Tham khảo các trang vay tiền nhanh online sau nhé