Bảo hiểm khoản vay: Hình thức bán bia kèm lạc phổ biến của giới tài chính

Cần có cái nhìn rõ nét và chi tiết hơn về bảo hiểm khoản vay - món "bán kèm" chịu nhiều tai tiếng trong hồ sơ vay vốn của các tổ chức tín dụng.
bao hiem khoan vay featured

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay có nhiều tên gọi khác nhau như Bảo hiểm Người vay tín dụng, Bảo hiểm người vay vốn… tất cả đều chỉ hình thức bảo hiểm cho khả năng thanh toán khoản vay khi khách hàng làm hồ sơ vay tiền tại tổ chức tín dụng. Theo đó, trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ do bệnh tật nghiêm trọng hoặc rủi ro tai nạn mất khả năng làm việc, tổ chức bảo hiểm sẽ thay mặt người vay thanh toán khoản vay cho bên cho vay.

okman

Ví dụ về bảo hiểm khoản vay:

Tùng, 32 tuổi, vay trả góp 500 triệu trong thời gian 10 năm để cùng vợ mua chung cư. Anh là nguồn thu nhập chính của gia đình và là người lo xa, anh không muốn việc vay nợ và thanh toán nợ ngân hàng trở thành rủi ro cho gia đình anh trong trường hợp anh gặp chuyện xui rủi.

Anh quyết định mua bảo hiểm khoản vay để đảm bảo trong trường hợp rủi ro anh bị qua đời/mất khả năng lao động, gia đình anh cũng sẽ không phải chịu gánh nặng nợ nần hay bị ngân hàng xiết nợ thu hồi tài sản vì đã được công ty bảo hiểm hỗ trợ chi trả khoản vay theo hạn mức thỏa thuận trong hợp đồng.

Bảo hiểm khoản vay là một phần nằm trong nghiệp vụ Bancasurrance của các ngân hàng (nôm na là Ngân hàng liên kết với công ty bảo hiểm để bán các sản phẩm bảo hiểm và nhận hoa hồng chiết khấu từ công ty bảo hiểm; một hình thức “bán bia kèm lạc” để gia tăng lợi nhuận). Lưu ý: Khác với bảo hiểm nhân thọ, chú trọng bảo hiểm tính mạng con người; sản phẩm bảo hiểm khoản vay sẽ chú trọng bảo vệ khoản vay,  bảo vệ khả năng thanh toán của người vay cho ngân hàng.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp

Bảo hiểm khoản vay được chia làm 2 loại: Bảo hiểm khoản vay thế chấp và bảo hiểm khoản vay tín chấp.

Đối với khoản vay thế chấp (có tài sản đảm bảo, phổ biến như nhà, xe) thì người vay sẽ dùng chính tài sản mình vay mua để thế chấp cho phía ngân hàng. Bảo hiểm khoản vay thế chấp là bảo hiểm cho tài sản đảm bảo của người vay và phía ngân hàng sẽ thụ hưởng tiền bảo hiểm trong trường hợp rủi ro tài sản đảm bảo bị ảnh hưởng (nhà, xe bị hư hỏng, mất cắp v/v…)

Việc khách hàng cần mua bảo hiểm khoản vay thế chấp là yêu cầu của rất nhiều ngân hàng hiện nay như một phần đảm bảo rủi ro; nếu khách hàng không có bảo hiểm thì ngân hàng có quyền từ chối phê duyệt hồ sơ và giải ngân. 

Bảo hiểm khoản vay tín chấp

Với khoản vay tín chấp, ngân hàng không cần tài sản đảm bảo và chỉ cho vay dựa trên uy tín cá nhân của người vay; việc yêu cầu mua bảo hiểm khoản vay cũng rất phổ biến nếu ngân hàng nhận thấy khả năng thanh toán của khách hàng có tiềm ẩn rủi ro.  Việc mua bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ giúp bảo vệ khả năng trả nợ của khách hàng trong trường hợp xấu, giảm thiểu rủi ro và tăng độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng

Vì sao bảo hiểm khoản vay mang tiếng xấu?

Thứ nhất: Đa số người vay khi mới bắt đầu vay sẽ không biết về khoản bảo hiểm người vay tín dụng. Chỉ sau khi được nhân viên ngân hàng vừa mời, vừa ép mua…họ mới biết đến và cảm thấy không thoải mái vì phải gánh thêm một khoản phí bảo hiểm “trời ơi” không lường trước được. Trong một số trường hợp khác, người vay tiền không được nhân viên tín dụng tư vấn kĩ lưỡng, đến khi nhận được số tiền vay đã bị trừ phí bảo hiểm thì mới biết là mình đã kí mua cả bảo hiểm khoản vay.

Thứ hai: Đôi khi các nhân viên tín dụng sẽ bỏ qua bước tư vấn lợi ích, hạn chế của bảo hiểm khoản vay; xem xét trường hợp của khách có nên mua bảo hiểm hay không. Thay vào đó họ sẽ tận dụng nỗi sợ hồ sơ vay bị từ chối và ép khách mua bảo hiểm khoản vay để được duyệt vay. Lý do được đưa ra thường là bảo hiểm khoản vay giúp khả năng thẩm định tốt hơn, tăng tỉ lệ phê duyệt. 

Lý do thứ ba: Trong tất cả các hình thức bảo hiểm, sẽ có những khoản yêu cầu được bồi thường bảo hiểm được chấp nhận, có những khoản yêu cầu sẽ bị từ chối vì không đúng với thỏa thuận hợp đồng. Đặc biệt, hình thức bảo hiểm khoản vay có tỉ lệ bị từ chối bồi thường khá cao; khiến người đi vay không mấy mặn mà khi mua.

Tất cả những bất cập nêu trên đã làm xấu đi phần nào hình ảnh của sản phẩm bảo hiểm khoản vay, một sản phẩm ban đầu được thiết kế với giá trị nhân văn cao, hỗ trợ cả cho bên cho vay và bên vay.

Mức phí của bảo hiểm khoản vay

Khi tìm hiểu về bảo hiểm khoản vay, đa số người sẽ quan tâm về mức phí của bảo hiểm khoản vay, theo tìm hiểu của chúng tôi, bảo hiểm khoản vay sẽ có giá trị từ 3% đến 7% số tiền vay khi đăng kí vay.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 100 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm khoản vay là:

3% x 100.000.000 = 3.000.000 VNĐ

Tùy theo tổ chức tài chính, khi khách hàng mua bảo hiểm khoản vay và được phê duyệt hồ sơ vay; họ sẽ nhận số tiền giải ngân bằng số tiền vay trừ cho số tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc phí bảo hiểm sẽ được cộng vào tiền gốc và trả góp theo tháng.

Ví dụ:

  • Trường hợp trừ trực tiếp vào tiền giải ngân: Khách hàng đăng ký vay 100 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 97 triệu đồng (trừ 3 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay).
  • Trường hợp ngân hàng cộng phí bảo hiểm vào tiền gốc: Khách hàng sẽ nhận đủ 100 triệu đồng và ngân hàng ghi nhận dư nợ của khách là 103 triệu đồng.

Một số mức phí bảo hiểm khoản vay phổ biến của các ngân hàng, công ty tài chính:

  • Bảo hiểm khoản vay VPBank FECredit: 4,3%/năm hoặc 0,36%/tháng
  • Bảo hiểm khoản vay HomeCredit: 7,2%/năm
  • Bảo hiểm khoản vay TPFico: 2,5%/năm
banca

Lợi ích, quyền lợi khi mua bảo hiểm khoản vay

Về bản chất, sản phẩm bảo hiểm luôn có những lợi ích khá hữu dụng

  • Đối với bên mua bảo hiểm: Rủi ro gặp tai nạn là điều không ai muốn, nhưng cuộc sống luôn có thể xảy ra những điều bất ngờ không lường trước được. Đặc biệt với người lao động chân tay, tài xế, vận hành máy móc..là nhóm khách hàng đông đảo của công ty tài chính, họ cũng là những đối tượng dễ gặp rủi ro tai nạn lao động, ảnh hưởng đến tính mạng, khả năng lao động. Khi mua bảo hiểm sẽ giúp bản thân và người nhà không phải lo về khoản tiền nợ, không trở thành gánh nặng cho gia đình.
  • Đối với bên cho vay ( các ngân hàng và công ty tài chính ): Họ sẽ có cơ sở để yên tâm hơn vì khoản vay đã được bảo hiểm, giảm một phần rủi ro khi cho vay, đặc biệt với các khoản vay tín chấp không có tài sản đảm bảo. Từ đó họ có thể dễ dàng ra quyết định phê duyệt khoản vay hơn.

Thông thường, điều khoản bảo hiểm sẽ loại trừ các trường hợp sau:

  • Khoản thời gian 90 ngày đầu từ khi kí hợp đồng bảo hiểm (nếu bị rủi ro trong khoản thời gian này, bạn vẫn phải chịu chi trả khoản vay như bình thường).
  • Một số loại bệnh, tình trạng sức khỏe (hãy tham khảo kĩ chi tiết hợp đồng bảo hiểm)
  • Những người nghỉ hưu hoặc thất nghiệp

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi đăng ký vay vốn tại tổ chức tín dụng là không bắt buộc.  Việc mua bảo hiểm khoản vay do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý: Ngân hàng có quyền dựa vào việc khách hàng có mua bảo hiểm khoản vay hay không để đánh giá mức độ an toàn vốn khi cho vay

Cần hay không cần thiết?

dilemma

Câu trả lời là…tùy trường hợp.

Bạn có thể cân nhắc mua bảo hiểm khoản vay khi đăng ký vay vốn và bạn muốn đảm bảo việc chi trả khoản vay cho tổ chức tài chính trong trường hợp rủi ro tai nạn, bệnh tật không thể làm việc kiếm tiền được, không trở thành gánh nặng cho gia đình.

Nếu bạn quyết định mua, bạn cần hiểu rõ điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm liệt kê rất chi tiết thông tin về phạm vi bảo hiểm, các điều khoản bồi thường, điều khoản từ chối; nếu không rõ bạn cần hỏi lại nhân viên tư vấn tín dụng hoặc tốt nhất là gọi điện hỏi trực tiếp công ty phát hành gói bảo hiểm đó

Bạn sẽ không cần mua bảo hiểm khoản vay nếu:

  • Bạn đang thất nghiệp
  • Người thân hoặc gia đình bạn có thể hỗ trợ bạn trả nợ
  • Bạn đã dành dụm đủ tiền để trả nợ
  • Công ty bạn đang làm việc có hỗ trợ ngày nghỉ bệnh có lương đủ để trả nợ.

Bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?

  • Số tiền bảo hiểm chỉ được chi trả trong trường hợp người mua bảo hiểm bị: Tử vong/ thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật, thai sản. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng theo thứ tự: Chi trả dư nợ khoản vay cho tổ chức tài chính, sau đó nếu còn tiền chênh lệch giữa tiền bảo hiểm và dư nợ vay thì Người bảo hiểm hoặc gia đình người mua bảo hiểm sẽ được hưởng.

Phí bảo hiểm sẽ không hoàn lại trong trường hợp hết hợp đồng tín dụng và người mua bảo hiểm không bị tai nạn, bệnh tật, tử vong.

Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bằng văn bản:

+ Bên bán bảo hiểm sẽ hoàn trả phí 70% phí bảo hiểm của thời gian còn lại nếu bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng

+ Bên bán bảo hiểm sẽ hoàn 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại nếu bên bán bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng

Công ty nào bán bảo hiểm khoản vay?

Sản phẩm bảo hiểm khoản vay sẽ do tổ chức tín dụng chỉ định nhà cung cấp, vì vậy bạn không thể lựa chọn các đơn vị theo ý mình.

Một số đơn vị bán bảo hiểm khoản vay nổi tiếng là:

Bảo hiểm BSH: bshc.com.vn/

Bảo hiểm Viễn Đông: vass.com.vn/

Bảo hiểm Vietinbank: vbi.vietinbank.vn/

Bảo hiểm Toàn cầu : gic.com.vn/

Bảo hiểm Pjico: pjico.com.vn/

Bạn không muốn mua bảo hiểm khoản vay? Các trang vay tiền nhanh sau không bán bảo hiểm, thử tìm hiểu nhé!