Cuộc đua cho vay tiền thời Fintech: Khi ông lớn công nghệ Việt Nam lấn sân mảng tài chính.

Thị trường tài chính tiêu dùng sẽ có sự chuyển đổi mạnh mẽ khi các ông lớn công nghệ, với lợi thế nguồn dữ liệu và tập khách hàng siêu lớn bắt đầu nhắm vào mảng tài chính.
CUOCDUAFINTECH

Tamo.vn là một trong những cái tên nổi bật trong làng web/app vay tiền online nhanh và được nhiều khách hàng lựa chọn. Dịch vụ cho vay của Tamo có gì nổi bật? Cùng chúng tôi review dịch vụ vay tiền Tamo trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Ngành kinh doanh lắm kẻ thèm muốn

asianincity

Dù không phải là ngành kinh doanh mới mẻ, nhưng ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn có dư địa phát triển rất lớn. Hiện tại các công ty tài chính chỉ chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, đông dân cư với nhu cầu vay tiền mua sắm, tiêu dùng cao. Có đến 69% dân số tại Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính từ các tổ chức tài chính truyền thống như ngân hàng, vì các rào cản như: Chưa có cơ sở kinh doanh tại địa phương, thủ tục rắc rối, yêu cầu thẩm định quá khắt khe….

Những rào cản đó nhiều bên cũng đã nhìn thấy và muốn “nhảy vào” để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, (đặc biệt là nhóm khách hàng chưa tiếp xúc với ngân hàng/ công ty tài chính…) như các app/website vay tiền nhanh, cầm đồ online… nhưng đó là cách làm không chính thống, khó có thể mở rộng quy mô bởi vì hình thức cho vay bản chất vẫn là dưới dạng hợp đồng cho vay cầm cố tài sản. Lý do là vì các đơn vị cho vay đó không thể có được kim bài từ Ngân hàng nhà nước: Giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng. Thực tế thì đến giờ chỉ có 47 ngân hàng và 16 công ty tài chính được cấp giấy phép hoạt động cho vay tiền mặt. Giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng có giá trị rất cao, cao đến nỗi các công ty tài chính nước ngoài sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu đô la để mua lại các công ty tài chính Việt Nam đã có sẵn giấy phép hoạt động (Lotte Cards mua Techcombank Finance, Shinhan mua Prudential Finance, Mitsubishi Cards mua công ty tài chính Dệt…).

Các ông lớn công nghệ tại Việt Nam (VNG, FPT, Momo, Grab, Viettel) với nguồn vốn khủng (Vốn tự có hoặc từ các quỹ đầu tư cho startup) nhưng có lẽ vẫn chưa đủ lực và “quan hệ” để chính thức lấn sân toàn diện sang mảng tài chính. Vì vậy họ đã chọn bước đi khác biệt hơn để tận dụng nguồn lực sẵn có: Hợp tác cùng các công ty tài chính và sử dụng tập người dùng, dữ liệu hoạt động, trở thành nền tảng tìm kiếm, lọc và chấm điểm tín dụng khách hàng cho công ty tài chính.

Chấm điểm tín dụng: Vấn đề cốt lõi của ngành tài chính

creditrating

Tại Việt Nam, có thể khẳng định nhu cầu vay vốn rất lớn, từ 500k cho đến hàng tỷ đồng đều có người muốn vay mỗi ngày…Các công ty tài chính tiêu dùng không thiếu hồ sơ vay, điều họ quan tâm là kiểm soát rủi ro, chấm điểm tín dụng người cho vay thật nhanh, thật chuẩn để tránh được các thánh bùng nợ, thánh húp app với chiêu trò gian lận thiên biến vạn hóa.

Nếu chỉ dựa vào các dữ liệu truyền thống như: Thông tin điểm tín dụng CIC, PCB (xem xét lịch sử vay, có nợ xấu hay không), sổ hộ khẩu, hóa đơn điện nước (thẩm định nơi sinh sống), hợp đồng lao động (xem xét thu nhập và khả năng trả nợ) thì độ tin cậy cao lắm chỉ ở mức 50%, vì tất cả thông tin đều có thể làm giả (khách hàng tự khai gian hoặc do các nhân viên kinh doanh chạy chỉ tiêu “bùa chú” hồ sơ) hoặc nếu khách vay lần đầu sẽ khó có cơ sở quyết định duyệt khoản vay hay không.

Để giải quyết vấn đề chất lượng của dữ liệu chấm điểm tín dụng truyền thống, ngày nay các công ty tài chính, ngân hàng đã tìm ra được nguồn dữ liệu chấm điểm tín dụng mới mẻ hơn, có tiềm năng và khó làm giả hơn: Đó là dữ liệu người dùng từ các siêu ứng dụng. Trong bài viết, cafetaichinh.com sẽ đề cập đến một vài cái tên nổi bật là Grab, Zalo, Sendo, Momo, Viettel Pay…

Lợi thế của siêu ứng dụng

Các siêu ứng dụng có những lợi thế to lớn như tập người dùng khổng lồ (hàng triệu user), nguồn dữ liệu dồi dào phong phú được thu thập trong thời gian dài và do chính người dùng cung cấp một cách vô thức, vì vậy có độ tin cậy và trung thực cao. Để phục vụ cho việc chấm điểm tín dụng, các siêu ứng dụng có thể hỗ trợ tổ chức tài chính các việc sau:

  • Định danh sẵn khách hàng bằng KYC và công nghệ OCR. Ví dụ: Các ví điện tử Momo, Grab Pay, ngân hàng số Viettel Pay đều đã bắt buộc người dùng chụp hình CMND/CCCD và chụp ảnh chân dung để xác thực danh tính. 
  • Có thể dựa vào mức chi tiêu trên ứng dụng (Mua hàng trên Sendo, order đồ ăn trên Grabfood, đặt xe Grab bike, mua vé xem phim, thanh toán hóa đơn điện nước trên Momo, Viettel Pay, Zalo Pay, cước điện thoại hàng tháng từ thuê bao Viettel…) để phỏng đoán thu nhập của khách hàng.
  • Dữ liệu doanh thu từ các nhà bán hàng trên các ứng dụng GrabFood, Sendo, Shopee đều có thể được sử dụng để mời họ vay các gói vay dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng.
  • Dữ liệu địa điểm của người dùng khi đặt xe, thói quen di chuyển, nhận hàng order online đều có thể được sử dụng để xác thực nơi làm việc hoặc nơi sinh sống thực sự của khách.
  • Nếu như các doanh nghiệp tài chính cần chi tiền quảng cáo hàng chục, hàng trăm triệu để truyền thông điệp quảng cáo đến người dùng, các ứng dụng chỉ cần bấm “nhẹ” một nút gửi thông báo đến điện thoại của người dùng là có thể gửi quảng cáo đến hàng triệu người. Nếu so sánh lợi thế này thì nhà Viettel Pay chắc hẳn vô địch với số lượng thuê bao sẵn sàng nhận SMS quảng cáo của nhà mạng.

Ai rồi cũng cho vay

Hiện tại đa số các công ty tài chính hợp tác cùng các ứng dụng theo mô hình Lead Generation: Ứng dụng sẽ đóng vai trò bên thứ ba, quảng bá dịch vụ tài chính, tìm kiếm và chấm điểm khách hàng tiềm năng, sau đó gửi thông tin cho công ty tài chính để giải ngân. Việc hợp tác chưa được quảng bá rầm rộ có lẽ vì vấn đề pháp lý chưa được rõ ràng. Có lẽ trong tương lai, hình thức cho vay này sẽ giúp các công ty tài chính cho vay nhanh chóng hơn, hoàn toàn trực tuyến không cần gặp mặt nhân viên tín dụng và mở rộng nhiều sản phẩm cho vay hơn nữa, giúp tiếp cận đại đa số người dân. Dưới đây là bảng cập nhật các Siêu ứng dụng đang hỗ trợ giới thiệu dịch vụ tài chính

Ứng dụng Tổ chức tài chính
Zalo
Công ty tài chính EVN Finance, COM-B, Fe Credit, Lotte Finance, Shinhan Bank, Shinhan Finance, UOB
Viettel Pay
Công ty tài chính EVN Finance (EasyVay), AVAY (Liên kết với VIB, OCB, VPBank, mCredit)
Hướng dẫn vay
Sendo
Công ty tài chính EVN Finance, AVAY (Liên kết với VIB, OCB, VPBank, mCredit), CIMB
Hướng dẫn vay
Momo
Công ty tài chính EVN Finance (FastMoney)
Shopee
Công ty tài chính FE Credit, Ngân hàng UOB
GRAB
Ngân hàng CIMB, UOB

Bạn chưa đủ điều kiện vay các công ty tài chính? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé