Ghi nhớ và đề phòng ngay 5 thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng thường gặp

Mã SWIFT/BIC Code được dùng trong giao dịch chuyển tiền ngân hàng trên khắp thế giới nhằm giúp xác định các ngân hàng và chi nhánh trên toàn cầu tuân theo một quy tắc định danh chung.
CREDIT FRAUD

Table of Contents

Trộm danh tính là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất, hầu hết là thông qua việc sử dụng trái phép thẻ tín dụng của người khác. Trong một báo cáo của Javelin Strategy and Research, tổng số tiền chiếm đoạt từ lừa đảo thẻ tín dụng vào năm 2019, lên đến 16.9 tỉ USD. Tại Việt Nam, với sự phổ biến ngày càng gia tang của thẻ tín dụng, rất nhiều người cũng đã trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng, gây hủy hoại tài chính cá nhân của rất nhiều người. Hãy cùng Cafetaichinh.com tìm hiểu hình thức lừa đảo thẻ tín dụng thường gặp là gì, các hình thức lừa đảo thường gặp và cách phòng tránh

Lừa đảo thẻ tín dụng là gì?

Khi một người nào đó lấy thông tin hoặc sử dụng trực tiếp thẻ tín dụng của bạn cho bất kỳ giao dịch trái phép nào mà bạn không hề hay biết, đó chính là lừa đảo thẻ tín dụng. Hành vi này có thể xảy ra theo một trong hai cách:

  • Khi bạn bị mất thẻ tín dụng, thẻ của bạn có thể bị mang đi thực hiện các giao dịch trái phép qua hình thức online hoặc bị quẹt thẻ trực tiếp.
  • Những kẻ lừa đảo cũng có thể “sao chép” thông tin bảo mật của thẻ tín dụng của bạn và thực hiện các giao dịch trái phép.

Đánh cắp danh tính là gì?

Đánh cắp danh tính là hành động trộm cắp và sử dụng thông tin cá nhân của một người nào đó, như tên, ngày sinh, CMND, số thẻ tín dụng, v. v. Những kẻ lừa đảo sẽ dùng những thông tin này để sử dụng thẻ tín dụng hoặc tạo tài khoản giả và thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. Chúng có nhiều “chiêu” khác nhau để đánh cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép thẻ tín dụng của bạn. Sau đây là 5 dấu hiệu bạn đã gặp lừa đảo thẻ tín dụng:

1. Bạn bị trộm thẻ tín dụng khi bạn lơ là:

Đôi khi chỉ cần lơ là vài phút là bạn cũng có thể đã bị đánh cắp thẻ. Ví dụ bạn đang đứng bên quầy thanh toán hàng, bạn cho thẻ vào ví nhưng quên kéo ví lại hoặc vô ý không canh chừng, không lấy thẻ lại khi nhân viên trả thẻ. Một vài kẻ xấu bụng có thể sẽ tận dụng ngay những giây phút lơ là đó và trộm lấy thẻ của bạn. Việc bạn cần làm ngay sau khi nhận ra mình bị mất thẻ tín dụng đó là nên trực tiếp liên hệ với Ngân hàng cấp thẻ tín dụng và yêu cầu khóa thẻ lại.

2. Mất thẻ tín dụng:

Có thể bạn để quen thẻ ở đâu đó, sau đó có người tìm thấy nó và sử dụng trái phép.  Hãy nhớ là luôn báo cáo việc mất thẻ cho Ngân hàng phát hành thẻ, yêu cầu họ khóa tài khoản lại phòng trường hợp có người sử dụng truy cập vào tài khoản của bạn và sử dụng một cách trái phép.

3. Bị trộm thông tin làm thẻ giả:

Trước đây khi thẻ tín dụng sử dụng công nghệ thẻ băng từ, những kẻ lừa đảo có thể đọc trộm và  lấy thông tin tài khoản thẻ tín dụng của bạn bằng một thiết bị có tên là ” skimmer”. Nhờ những dữ liệu đã đánh cắp chúng sẽ làm giả thẻ của bạn. Các thẻ tín dụng đời mới nhất có gắn Chip-EMV, có thể làm giúp làm giảm các hình thức lừa đảo này.

skimmer

Nếu sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM, bạn cũng cần cảnh giác trước thủ đoạn của kẻ xấu gắn thêm các thiết bị ghi lại thông tin

camera

Ngoài ra, một trong những thói quen khá tai hại của người Việt khi sử dụng thẻ tín dụng, đó là việc “vô tư” đưa thẻ tín dụng cho người lạ để họ tự đi thanh toán tiền, thường ở quán ăn hay quán cà phê. Những chiếc thẻ tín dụng đã được in sẵn đầy đủ các thông tin số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV là miếng mồi ngon cho những kẻ xấu. Hậu quả là những nhân viên “nhanh trí” đôi khi sẽ sao chép thông tin thẻ và sử dụng cho các mục đích xấu.

4. Bị chiếm đoạt luôn tài khoản thẻ tín dụng:

Đôi khi những tên tội phạm thẻ tín dụng có thể “cả gan” hơn, dám chiếm đoạt luôn tài khoản Ngân hang của nạn nhân. Sau khi đánh cắp được thông tin cá nhân của bạn, chúng có thể liên hệ với Ngân hàng cấp thẻ tín dụng báo cáo bị mất thẻ, xác nhận lại quyền sở hữu bằng những thông tin đã đánh cắp và yêu cầu được phát hành thẻ mới trên thông tin đã thay đổi.

5. Bị lừa mở thẻ tín dụng

the gia

Hiện đang tồn tại các nhóm đối tượng xấu, mạo danh là cán bộ ngân hàng gọi điện thoại để chào mời nạn nhân mở thẻ tín dụng, vay vốn với những ưu đãi “hấp dẫn” như vay với hạn mức cao 80-100 triệu, hoàn tiền khi trả đúng hạn, lãi suất 0% cho khoản vay đầu….

Sau đó các tên tội phạm này sẽ làm hồ sơ, thông báo phê duyệt mở thẻ kèm khoản vay và gửi thẻ tín dụng đến cho khách hàng. Để “kích hoạt” và hoàn tất hồ sơ vay, chúng sẽ yêu cầu khách hàng phải nộp tiền bảo hiểm thẻ, bảo hiểm khoản vay với số tiền 1 đến 2 triệu đồng. Nếu khách hàng nghe theo lời và chuyển tiền cho “cán bộ”, thì chúng sẽ chặn số, khóa máy và biến mất. Tất nhiên tấm thẻ tín dụng mà khách nhận được cũng là giả và sẽ không thể sử dụng được.

Phải làm sao nếu bị lừa đảo thẻ tín dụng?

Ai cũng có thể là nạn nhân của một vụ lừa đảo thẻ tín dụng, ngay cả khi bạn luôn giữ thẻ trong ví của mình. Để tránh đối mặt với những hậu quả tai hại, điều quan trọng là hãy luôn trông chừng thẻ và tài khoản tín dụng của bạn. Nếu bạn phát hiện thấy gian lận trên thẻ tín dụng của mình, nên ngay lập tức thực hiện các hành động sau:

  • Báo cáo việc bị mất, bị trộm thẻ hoặc thẻ xuất hiện các giao dịch trái phép cho Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của bạn. Thông thường chỉ cần gọi lên hotline của ngân hàng bằng số điện thoại đã đăng ký, thông báo tạm khóa thẻ hoặc tự khóa thẻ thông qua app mobile banking đều được.
  • Thường xuyên cập nhật mã PIN và mật khẩu để ngăn chặn gian lận thẻ tín dụng.
  • Mặc dù bạn đã chặn truy cập khác vào thẻ của mình, nhưng nên thường xuyên để mắt đến các bản sao kê  ngân hàng và khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gian lận nào nên báo cáo ngay với Ngân hàng.
  • Đặt thông báo tự động gửi đến email/sdt của bạn ngay sau khi phát sinh giao dịch. Bất kỳ một giao dịch bất thường nào đều có thể là dấu hiệu của một vụ lừa đảo và sẽ được phản ánh ngay trên thông báo sao kê gửi đến điện thoại/ hộp mail của bạn. Khi phát hiện việc lừa đảo, bạn có thể dùng những sao kê này để báo cáo trực tiếp với Ngân hàng phát hành thẻ của mình. Đồng thời dùng những thông tin này để làm việc với cảnh sát về việc mình bị lừa đảo thẻ tín dụng.
  • Kiểm tra xem tính năng nhập OTP xác thực giao dịch giá trị lớn qua tin nhắc đã được kích hoạt chưa. Một số thẻ tín dụng luôn đòi hỏi OTP khi giao dịch qua mạng, tuy nhiên một số thẻ sẽ bỏ qua bước xác thực với giao dịch nhỏ hơn 1 triệu.

Các phòng tránh thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng

Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn được khả năng xóa sổ được các vụ tội phạm lừa đảo  thẻ tín dụng, có một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn có thể giữ an toàn cho chiếc thẻ của mình:

1. Luôn chỉ mang trong mình những chiếc thẻ tín dụng mà bạn thực sự cần.

Kiểm tra ví của bạn khi đi du lịch. Đảm bảo rằng bạn đã lấy thẻ của mình trước khi rời khỏi quầy thanh toán, ATM.

2. Chỉ mua sắm online ở những trang web hoặc cửa hàng có uy tín .

3. Không bao giờ chia sẻ số thẻ tín dụng hoặc thông tin cá nhân của bạn với ai đó trên điện thoại, trừ khi bạn chắc chắn về đối tượng mình đang chia sẻ thông tin.

4. Khi sử dụng thẻ vật lý, nên chủ động ghi nhớ mã số bảo mật CVV và xóa bằng lưỡi lam hoặc bút lông bôi đen dãy số bảo mật để đảm bảo kẻ trộm thẻ tín dụng không thể sử dụng ngay được thông tin thẻ. Một số loại thẻ mới sẽ hoàn toàn không in số thẻ tín dụng lên thân thẻ mà sẽ sử dụng chip để giao dịch với cửa hàng, bạn hãy sử dụng loại thẻ đó để đảm bảo an toàn cao hơn.