Tin được không? Starbucks thực chất là một ngân hàng?

Các fansStarbucks đã nạp tổng số tiền lên đến 1.56 tỷ USD vào tài khoản Starbucks, biến thương hiệu đồ uống này trở thành nơi cất giữ tiền khổng lồ
SBUXLOGO scaled

Nhắc đến Starbucks, thương hiệu cửa hàng cà phê nổi tiếng tại Mỹ đã du nhập vào Việt Nam từ năm 2017, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Nghĩ đến một quán cà phê  với menu đắt nhất nhì thị trường những ly cà phê đá xay Frappucino lên đến cả trăm nghìn một ly, hay một nhà sáng tạo đại tài liên tục ra mắt những bộ sưu tập vật phẩm ly, cốc vô cùng độc đáo vô cùng hot hit giá lên tới vài trăm, cả triệu đồng

Tuy nhiên có một điều có thể bạn sẽ không thể tưởng tượng ra được, nếu xét dưới gốc độ tài chính, Starbucks “có thể” được xem như một ngân hàng! Với việc phát hành thẻ thành viên (Loyalty Rewards Card) để tích điểm và thanh toán đồ uống, các fans cuồng Starbucks đã nạp tổng số tiền lên đến 1.56 tỷ USD vào tài khoản Starbucks, biến thương hiệu đồ uống này trở thành một nơi cất giữ tiền lớn hơn hàng nghìn tổ chức tài chính đang hoạt động tại Mỹ. Nếu bạn thắc mắc làm sao một thương hiệu đồ uống có thể huy động được lượng lớn tiền đến như vậy? Hãy cùng cafetaichinh.com tìm hiểu nhé!

Vì sao có thể xem Starbucks như một ngân hàng?

Khi đi mua cà phê, thay vì thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản thẻ Starbucks của mình. Sau đó, bạn có thể thanh toán bằng ứng dụng trên điện thoại . Mỗi lần thanh toán bạn sẽ được tích điểm ngôi sao (tại Việt Nam, 1 ngôi sao bằng 40,000đ chi tiêu). Nếu đạt đủ một số mức điểm và thứ hạng quy định, Starbucks cho phép bạn đổi đồ uống, upsize nước miễn phí. Ứng dụng Starbucks cũng cho phép bạn đặt trước đồ uống của mình, thay đổi theo sở thích và lấy chúng mà không cần xếp hàng dài.

download scaled

Thoạt nhìn, ý tưởng tạo ứng dụng cho thương hiệu đồ uống có vẻ không quá mới mẻ. Tuy nhiên điều làm nên sự khác biệt chính là nhờ độ phổ biến và mức lợi nhuận lớn từ mô hình kinh doanh của mình, Starbuckscó thể làm được những điều mà những thương hiệu khác không thể.

Với quy mô lớn và lòng trung thành của đội quân Fans Starbucks đông đảo trên toàn cầu, hầu hết mọi người không ngại nạp sẵn những khoản tiền kha khá trong tài khoản Starbucks, với suy nghĩ rằng nạp trước rồi xài sau cũng được. 41% người dùng ở Mỹ và Canada thanh toán bằng thẻ Starbucks của họ. Vào cuối năm 2019, theo thống kê người dùng đã nạp số dư tổng tất cả tài khoản là 1,56 tỷ đô la!

Tất nhiên, khách hàng cuối cùng sẽ dùng số tiền này để mua cà phê, nhưng cho đến lúc đó, họ đang vô tình cung cấp cho Starbucks một khoản vay không thời hạn trị giá 1,5 tỷ đô la với lãi suất 0%. Đây là số tiền mà Starbucks có thể sử dụng để tái đầu tư vào các mảng kinh doanh khác hoặc sử dụng nó để mở các cửa hàng mới. Và trong thực tế sẽ có khoảng 10% số tiền này sẽ bị bỏ quên, thẻ bị mất hoặc không bao giờ được sử dụng. 

Vì sao Starbucks có thể giữ nhiều tiền của người dùng đến như vậy và có thể sử dụng tùy thích mà không bị các cơ quan tài chính “nhòm ngó”? Dưới góc độ pháp lý, Starbucks không phải là một ngân hàng. Trong điều khoản sử dụng thẻ Starbucks, họ đã khôn khéo cài một điều khoản quy định: Khách hàng sẽ không thể rút số dư  từ tài khoản Starbucks Rewards ra tiền mặt. Điều này giúp Starbucks vượt qua các quy định tài chính và sử dụng tiền gửi mà các tổ chức tài chính phải tuân thủ. Ví dụ, Starbucks sẽ không phải giữ một lượng tiền mặt nhất định sẵn sàng trong trường hợp khách rút tiền hàng loạt (dự trữ bắt buộc). Nếu muốn, Starbucks thậm chí có thể  hình thành đơn vị tiền tệ chính thức của riêng mình hoặc hợp tác với các thương hiệu khác để tạo ra một hình thức thanh toán di động phổ biến rộng rãi, bằng cách sử dụng điểm Starbucks.

Nhìn chung, dù sản phẩm thức uống của Starbucks có thể nhận lời chế giễu và soi mói, bạn có thể khẳng định rằng Starbucks đã có mô hình kinh doanh đi trước thời đại. Thẻ quà tặng Starbucks hiện được coi là một phương tiện trung gian toàn cầu với tính thanh khoản cao và là một món quà đa năng để tặng cho những người mới quen nhưng không muốn tặng món quà “thô” như bằng tiền mặt. 

Thẻ Starbucks là gì?

sbux card

Theo thông tin từ trang chủ Tiếng việt của Starbucks, thẻ Starbucks là một thẻ nhựa vật lý mang thương hiệu Starbucks, có thể tái sử dụng bằng cách khách hàng nạp tiền vào và sử dụng để mua hàng tại các cửa hàng Starbucks. Thẻ Starbucks hiện có tại tất cả các cửa hàng Starbucks tại Việt Nam.

Số tiền nạp: Thẻ Starbucks có thể được nạp với bất kỳ số tiền nào từ 50.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 5.000.000 đồng là số tiền tối đa mà thẻ có thể giữ bất kỳ lúc nào.

Hoàn tiền: Sau khi tài khoản được nạp, bạn không thể yêu cầu hoàn lại tiền.

Thẻ Starbucks đã đăng ký sẽ hết hạn vào ngày cuối  của thời hạn ba (03) năm kể từ thời điểm cuối cùng của giao dịch tài chính được phát sinh qua việc sử dụng Thẻ Starbucks. Giao dịch tài chính được hiểu là một trong các hoạt động sau đây:

  • Kích hoạt thẻ
  • Nạp tiền vào thẻ
  • Sử dụng ưu đãi đối với thẻ Starbucks đã đăng ký
  • Mua hàng
  • Giao dịch chuyển tiền  giữa các thẻ Starbucks đã đăng ký trong cùng một tài khoản.

Khi hết hạn, số dư trong Thẻ Starbucks sẽ trở thành doanh thu của Starbucks mà Starbucks không chịu trách nhiệm đối với với người sở hữu Thẻ Starbucks.

Đọc thêm

Ý nghĩa tên thương hiệu Starbucks

Nguồn gốc của cái tên Starbucks đậm chất văn thơ: Các nhà sáng lập thương hiệu này, ông Bowker,  Siegl và Baldwin là những fan cuồng nghiện sách (nghề nghiệp của họ là làm giáo viên và nhà văn) -vì vậy họ đã quyết định lấy một cái tên địa danh (Starbos – Tên một khu khai mỏ cũ) trong tác phẩm nổi tiếng Moby Dick đặt tên cho tiệm cà phê của mình.

Ý nghĩa của logo Starbucks

Starbucks Logo history

Bởi vì cái tên Starbucks được đặt theo địa danh trong tiểu thuyết về biển cả – Moby Dick, logo của Starbucks cũng được thiết kế để thể hiện chủ đề: Sự quyến rũ của biển cả.

Logo thời kì đầu của Starbucks là một nàng tiên cá 2 đuôi được vẽ hơi..thô nhưng thật, qua dòng thời gian nàng đã được cách điệu và trở nên quyến rũ hơn.

Bạn đang cần vay từ 1-10 triệu? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé