Điểm mặt gọi tên những tên tuổi trong ngành Fintech tại Việt Nam

Các công ty Fintech đang tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam

Các lĩnh vực fintech tại Việt Nam

Với nguồn lực “hàng triệu tỷ còn nằm trong két sắt nhà dân” chưa được khai thác và “số hóa”, một thị trường với nền kinh tế đang tăng trưởng nóng như Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các công ty Fintech trong và ngoài nước. Các mảng đang tăng trưởng mạnh trong ngành Fintech Việt Nam bao gồm:

  • Thanh toán trực tuyến
  • Ngân hàng điện tử
  • Cho vay trực tuyến
  • Quản lý tài chính, đầu tư.
  • Blockchain & tiền số

Trong số hơn 130 startup fintech tại Việt Nam, trang báo Techinasia đã chọn ra những gương mặt tiêu biểu trong các lĩnh vực trên, hãy cùng Cafetaichinh điểm qua các gương mặt tên tuổi trong làng Fintech Việt Nam

Thanh toán trực tuyến/Chuyển tiền ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến như: Mua sắm, thanh toán tiền điện, nước, nạp tiền điện thoại (Top Up), mua vé xem phim. Các ví điện tử ngày càng phát triển theo huớng mở rộng chức năng, cung cấp cá dịch vụ mua sắm, tài chính, bảo hiểm ngay trong ứng dụng.

1

Cho vay trực tuyến

Các nền tảng cho vay tiền nhanh online dành cho nhóm người dùng muốn vay khoản tiền vừa và nhỏ (tối đa 10-15 triệu) trong thời gian ngắn. Ưu điểm là giải ngân nhanh chóng, thủ tục dễ dàng chỉ cần CMND, tuy nhiên hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay online chưa được rõ ràng.

2

Ngân hàng số

Các ứng dụng ngân hàng số hỗ trợ việc giao dịch hoàn toàn online nhanh chóng. Người dùng không cần đến các chi nhánh để thực hiện bất kì giao dịch nào. Các thương hiệu ngân hàng sốcó thể là con của ngân hàng truyền thống (Tnex-MSB; Cake, Yolo, Ubank thuộc VPBank) hoặc là ngân hàng thuần số (Timo)

3

Công nghệ Blockchain và tiền kỹ thuật số

Các công ty Blockchain tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ như Sàn giao dịch (Binance, Remitano) hoặc chuyển tiền, đầu tư.

4

Mua sắm trả góp

Mua sắm trả góp thông qua các công ty hoạt động theo mô hình Buy Now pay later (BNPL): Các công ty BNPL cho phép người tiêu dùng mua hàng ngay lập tức tại cửa hàng hoặc trên website và có thể thanh toán dần dần chi phí cho món hàng sau đó. Các sản phẩm được thanh toán qua BNPL thường có giá trị nhỏ và khoản tiền phải trả sẽ không bị tính lãi suất nếu thanh toán đúng hạn.

6

Tài chính cá nhân/Đầu tư

Thay vì đầu tư vào các kênh gửi tiết kiệm truyền thống tại ngân hàng, người dùng có thể lựa chọn gửi tiết kiệm/đầu tư thông qua các app tài chính cá nhân như Finhay, Infina

7

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ/Giải pháp tiền lương

Các doanh nghiệp Fintech ở mảng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung ứng tiền lương giúp các doanh nghiệp chủ động linh hoạt nguồn vốn, thay vì phải tìm kiếm nguồn vốn từ các nguồn “khó khăn” hơn như ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân.

8

eKYC/Chấm điểm tín dụng

Nhóm các công ty Fintech eKYC/e-scoring cung cấp dịch vụ cộng thêm cho các công ty tài chính, tạo ra một lớn “sàn lọc” khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu của các bên thứ ba, giúp tổ chức tài chính chấm điểm đánh giá mức tín dụng của khách tốt hơn.

9

Điểm thanh toán

Các ứng dụng điểm thanh toán thường được các nhà hàng, quán ăn, cơ sở dịch vụ sử dụng để tự động hóa khâu vận hành, tiếp nhận khách, thanh toán, đối soát.

10

Thời thế tạo anh hùng

Việt Nam được xem là chiến trường  tiếp theo cho các “tay chơi” trong ngành Fintech ở Đông Nam Á sau Singapore và Indonesia… Với khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn còn bị nhiều hạn chế hoặc thậm chí không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của ngân hàng, nếu các công ty fintech có thể cung cấp dịch vụ tài chính nhanh gọn và thuận lợi cho người dùng, cánh cửa vẫn rộng mở cho các công ty tham gia thị trường tiềm năng này

Các công ty Fintech, tiêu biểu là  MoMo và VNPay – đã thu hút một sốcác khoản đầu tư lớn tại Việt Nam trong năm 2019. Đó cũng là năm đầu tiên tổng các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam (741 triệu USD) vượt qua khoản đầu tư các công ty startup tại Singapore nhận được (693 triệu USD), theo Cento Ventures. Nhưng qua năm 2020, đà tăng trưởng đã chậm lại đáng kể: báo cáo mới nhất của Cento cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam chỉ còn chiếm 4% trong khu vực vào năm 2020.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng phát triển ngành fintech của Việt Nam mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể đang thay đổi. Các công ty thanh toán kỹ thuật số cần tìm ra cách để đa dạng hóa các dịch vụ của mình và trả lời cho câu hỏi đặt ra, ai trong sốhọ có thể trở thành một “tấm gương” Alipay hay WeChat Pay tại Việt Nam?

1620695156 5D4 2096 scaled 1 scaled

Việc doanh nghiệp chỉ tồn tại dựa trên mô hình kinh doanh ví  điện tử thuần túy sẽ không khả thi. Đây là một thách thức mà tất cả những công ty fintech trên khắp Đông Nam Á sẽ phải đối mặt. Zennon Kapron, người sáng lập công ty tư vấn fintech Kapronasia, nói với Tech in Asia.

Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, hiện tại thị trường đang có đến 40 nhà cung cấp ví điện tử đang cố gắng giành giật thị phần. Để khuyến khích người dùng sử dụng, các ví điện tử đã đốt tiền cho các voucher giảm giá, nhưng những hình thức khuyến mãi như vậy sẽ không bền vững. Các công ty fintech cũng phải đối mặt với một thách thức lớn hơn trong việc tiếp cận nhóm người dùng không có tài khoản ngân hàng vì hiện tại, tất cả các ví điện tử phải được liên kết với tài khoản ngân hàng, điều này mang lại lợi thế cho những ngân hàng truyền thống.

Các ngân hàng thương mại và các nhà khai thác viễn thông đã nhanh chóng phát triển công nghệ để cạnh tranh trên mặt trận kỹ thuật số và đang có một cuộc chiến mạnh mẽ. Trên thực tế, chỉ có ba ví điện tử từ các công ty Fintech nằm trong số các ứng dụng thanh toán hàng đầu của Việt Nam vào năm 2020, còn lại đa số vẫn là ứng dụng ngân hàng trực tuyến truyền thống .

Mọi sự quan tâm đang đổ dồn vào phân khúc có khả năng sinh lợi lớn tiếp theo: Mảng cho vay kỹ thuật số. Hiện tại, có hàng trăm công ty đang cung cấp dịch vụ cho vay tiền online, bằng cách tạo ra nền tảng kết nối người đi vay với người cho vay – có thể là cho vay cá nhân – cá nhân theo hình thức vay ngang hàng P2P hay kết nối với tổ chức tài chính.

Tuy nhiên, hiện các quy định ở Việt Nam đang không cho phép các tổ chức ngoài các công ty tài chính/ngân hàng được cho vay trực tiếp. Sự thiếu rõ ràng xung quanh các quy định hiện tại đã cản trở sự phát triển của phân khúc cho vay tiền online này. Để giải quyết vấn đề này, những công ty Fintech lớn như MoMo và ZaloPay đã hợp tác với các tổ chức tài chính hợp pháp để cung cấp các tùy chọn cho vay tiêu dùng trên nền tảng của họ.

Vào tháng 2, Traveloka thông báo sẽ sớm triển khai dịch vụ tài chính tại Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh thị trường Indonesia, Grab cũng dự kiến ​​sẽ đầu tư hơn cho cuộc chiến siêu ứng dụng của Việt Nam trong những năm tới bằng cách có thể cung cấp dịch vụ cho vay và các dịch vụ tài chính khác trên nền tảng của mình.

Chúng tôi cũng tin rằng các phân khúc khác tại Việt Nam như hình thức mua sắm trả góp “mua ngay, trả sau” (BNPL), công nghệ bảo hiểm và đầu tư tài chính cá nhân, đã thu hút một số công ty tên tuổi ở nước ngoài đáng chú ý như Igloo, PasarPolis và Atome để mắt đến. Dự đoán các mảng này sẽ phát triển trong nước rất sớm do ngày càng có nhiều người dùng Gen Z hiểu biết về kỹ thuật số, có thu nhập trung bình rất phù hợp với đối tượng khách hàng của các công ty Fintech.

Các công ty Fintech đang chờ đợi chính phủ chính thức quy định các chính sách giúp tạo lập “môi trường sandbox” (môi trường thử nghiệm). Tương tự như những gì Singapore đã làm, môi trường sandbox sẽ cho phép thử nghiệm các loại mô hình fintech khác nhau tại Việt Nam.

Bạn đang cần vay từ 1-10 triệu? Thử vay qua các trang vay tiền nhanh online sau nhé